Lễ Hội Đâm Trâu


Lễ Hội Đâm Trâu

Là lễ hội được tổ chức thường niên vào khoảng tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội truyền thống của người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
 
Ảnh: thủ tục lễ hội đâm trâu















Nó thể hiện sự đoàn kết và nét đặc thù riêng của đồng bào nơi đây. Bãi đất trống sẽ là nơi để diễn ra lễ hội. Vào ngày đầu tiên tiếng kèn, tiếng cồng chiêng vang lên để mời gọi các vị thần linh và những người tham dự để hoàn tất công việc cho lễ hội.
Ảnh: mọi người chuẩn bị để tiến hành lễ hội
Họ bắt vào một con trâu như ý buộc vào cột "Gingga" và lễ hội bắt đầu vào giờ Sửu. Những trai làng đánh cồng chiêng mặc áo lễ "Blan", khố "Kteh", nữ mặc áo "Phia", váy hoa "Kteh". Mọi người trong buôn làng từ già trẻ, gái trai, lớn bé bận những bộ trang phục mới nhất líu lo, ríu rít trên sân nhà Rông.

Chủ trì buổi lễ là một già làng. Sau khi mọi thứ đã hoàn tất, thầy cúng khấn: Cầu xin thần trời - thần nước - thần núi, thần sông suối khấn cho buôn làng thêm vụ mùa tốt tươi, thần linh phù hộ cho dân làng sống khỏe, sống vui...
 
Ảnh: già làng chủ trì buổi lễ
Tiếng cồng chiêng nổi lên, các nam thanh nữ tú trong làng lần lượt ra nhảy với những vũ điệu đặc trưng. Sau khi màn hát múa kết thúc họ bắt đầu đâm trâu. Trâu sau khi bị đâm chết, thịt của nó sẽ được phát cho dân làng, họ sẽ giữ lại một phần để ăn uống chung tại nhà Rông.
Ảnh: các thanh niên dùng Peh để đâm trâu
Trong suốt ngày đêm, theo nhịp trống, nhịp chiêng mọi người không ngừng nhảy múa, hát ca chúc mừng cho lễ hội thành công. Ngoài ra còn có các cuộc thi tài năng đấu vật, đánh roi...để dành bùa do già làng tặng. Tất cả mọi hoạt động này đều được diễn ra xung quanh cây nêu.
Ảnh: mọi người nhảy múa quanh cây nêu
Lễ hội đâm trâu thể hiện văn hóa, truyền thống và thế giới tâm linh của đồng bào dân tộc nơi đây. Tiếng cồng chiêng, tiếng hát, những vũ điệu theo cột đâm trâu vang lên thể hiện niềm tin vào vụ mùa bội thu, hăng say lao động trước cuộc sống với bao gian khổ thiên tai, dịch bệnh.

2 nhận xét: