Được hình thành bởi sông Sêrêpôk và được tách từ dòng thác Gia Long. Đray Sap – Đray Nur mang trong mình dòng chảy mạnh mẽ, thuần khiết với những câu chuyện huyền thoại về tình yêu được lưu trữ từ ngàn xưa.
Ảnh: Thác Đray Sap (thác khói) |
Ngày xưa thiếu nữ Ê Đê xinh đẹp tên là H’Mi. Nhiều chàng trai giàu có từ khắp buôn làng M’Nông, Ê Đê đến đây cầu hôn nhưng bị nàng cự tuyệt bởi lẽ nàng đã chót yêu thầm chộm nhớ một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ cùng ở chung buôn với nàng. Một hôm, nàng cùng người yêu đi ra rừng ngồi nghỉ trên một tảng đá lớn. Đột nhiên có một con quái vật từ đâu xuất hiện. Đầu nó to như quả núi, mắt nó đỏ như lửa. Từ trên cao, con quái vật lao xuống dùng chiếc miệng ngậm nước sông rồi quật mạnh lên tạo thành một cột nước khổng lồ quét đi về phía hai người. Chàng trai bị bắn ra xa rồi ngất đi. Đến khi tỉnh dậy mới hay người yêu bị con quái vật bắt đi mất. Chàng vô cùng đau khổ, sau đó hóa thành một cây to đâm rễ sâu vào tảng đá. Toàn thân phát ra những tiếng kêu than vãng, nhung nhớ, đau thương.
Chỗ chàng trai bây giờ là rừng cây bên bờ đá, còn chỗ quái vật lao xuống đá lỡ thành thác Đray Sap ngày nay.
Được bao bọc bởi cánh rừng nguyên sinh Nó càng chứng tỏ mình, tạo nên nét riêng, một sự cuốn hút đến lạ kì. Dòng nước cứ nối đuôi nối đuôi nhau chảy không ngừng, nhìn như bức tường nước có vẻ mềm mại uyển chuyển nhưng lại rất mạnh mẽ, hùng vĩ vô cùng.
Ảnh: Cầu treo |
Thử cảm nhận đi trên cây cầu treo bắc ngang, Đray Nur chính là một nửa của Đray Sap và nằm bên phía địa phận của tỉnh Đăklăk. Dân bản địa gọi hai ngọn thác này với cái tên thác vợ thác chồng. Dray Nur hình như được ít người biết đến vì nó nằm trong cụm Đray Sap, nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Sêrêpôk chia ra làm hai nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới cách đó không xa.
Đray Nur cũng như Đray Sap nó cũng theo dòng chảy nó cũng giữ lại cho mình bao nhiêu chuyện tình buồn.
Với hai câu chuyện khác nhau vì thế nó mang một nét gì đó bí ẩn mà chưa ai giải đáp được. Chuyện kể rằng:
Ngày xưa có một đôi trai gái ở hai bản khác nhau yêu nhau tha thiết, nhưng hai bản có xung đột với nhau nên tìm mọi cách để ngăn cản. Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa hai bản. Vào một đêm trăng, cả hai đã nhảy xuống sông để chọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nỗi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi của hai tộc.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: Ở phía sau thác nơi được cho là nơi ở của vua Thủy Tề có một đứa con trai tên là Nur, chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú và rất thích chu du ngắm cảnh. Một ngày nọ, nàng gặp hai nàng công chúa, con của vị vua vùng đất mình ngang qua. Hai nàng rất xinh đẹp do vua cha mất sớm nên hai nàng trở nên nghèo khó, phải đào củ mài mà ăn. Thương hai nàng vất vả, chàng theo nàng về nhà, làm phép để thạp gạo trong nhà đầy tràn, và sống hạnh phúc cùng hai nàng. Một thời gian sau, chàng nhớ vua cha, muốn về thủy cung thăm người. Nhưng công chúa, vợ chàng sợ chàng đi sẽ rất lâu, thậm chí không trở về nên tìm đủ mọi cách giữ chàng, một bước không rời. không còn cách nào khác, chàng đành hóa thân thành con dũi vàng, vượt màn nước vào động thăm cha. Người vợ cứ đứng đợi bên ngoài, đợi mãi, đợi mãi vẫn không thấy Nur trở lại. Từ đó người dân gọi ngọn thác này là Đray Nur, nghĩa là con dũi vàng.
Ảnh: Thác Đray nur |
Đray Sap – Đray Nur là một trong những ngọn thác lẫy lừng hùng vĩ của Đăklăk. Giữa bạt ngàn Tây nguyên, núi non trùng trùng, điệp điệp, hai ngọn thác mọc lên như biểu tượng đặc trưng cho nơi này. Đây không những là nơi tham quan thắng cảnh mà nó còn là nơi giúp bạn thỏa lòng mình vào đó, hòa mình vào dòng nước chảy để cảm nhận hương vị của thiên nhiên, cái sắc đẹp của đất trời mang lại.
Ảnh: rừng nguyên sinh |
Bạn cũng có thể chọn cách đí picnic, dã ngoại cùng với người thân hay nhũng người bạn để cùng nhau tận hưởng thiên nhiên nơi đây. Với những ai thích những khu rừng nguyên sinh có thể tản bộ theo những con đường mòn để ngắm những gốc cây đại thụ hàng ngàn năm tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét