Lễ Hội Đâm Trâu


Lễ Hội Đâm Trâu

Là lễ hội được tổ chức thường niên vào khoảng tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội truyền thống của người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
 
Ảnh: thủ tục lễ hội đâm trâu















Nó thể hiện sự đoàn kết và nét đặc thù riêng của đồng bào nơi đây. Bãi đất trống sẽ là nơi để diễn ra lễ hội. Vào ngày đầu tiên tiếng kèn, tiếng cồng chiêng vang lên để mời gọi các vị thần linh và những người tham dự để hoàn tất công việc cho lễ hội.
Ảnh: mọi người chuẩn bị để tiến hành lễ hội
Họ bắt vào một con trâu như ý buộc vào cột "Gingga" và lễ hội bắt đầu vào giờ Sửu. Những trai làng đánh cồng chiêng mặc áo lễ "Blan", khố "Kteh", nữ mặc áo "Phia", váy hoa "Kteh". Mọi người trong buôn làng từ già trẻ, gái trai, lớn bé bận những bộ trang phục mới nhất líu lo, ríu rít trên sân nhà Rông.

Chủ trì buổi lễ là một già làng. Sau khi mọi thứ đã hoàn tất, thầy cúng khấn: Cầu xin thần trời - thần nước - thần núi, thần sông suối khấn cho buôn làng thêm vụ mùa tốt tươi, thần linh phù hộ cho dân làng sống khỏe, sống vui...
 
Ảnh: già làng chủ trì buổi lễ
Tiếng cồng chiêng nổi lên, các nam thanh nữ tú trong làng lần lượt ra nhảy với những vũ điệu đặc trưng. Sau khi màn hát múa kết thúc họ bắt đầu đâm trâu. Trâu sau khi bị đâm chết, thịt của nó sẽ được phát cho dân làng, họ sẽ giữ lại một phần để ăn uống chung tại nhà Rông.
Ảnh: các thanh niên dùng Peh để đâm trâu
Trong suốt ngày đêm, theo nhịp trống, nhịp chiêng mọi người không ngừng nhảy múa, hát ca chúc mừng cho lễ hội thành công. Ngoài ra còn có các cuộc thi tài năng đấu vật, đánh roi...để dành bùa do già làng tặng. Tất cả mọi hoạt động này đều được diễn ra xung quanh cây nêu.
Ảnh: mọi người nhảy múa quanh cây nêu
Lễ hội đâm trâu thể hiện văn hóa, truyền thống và thế giới tâm linh của đồng bào dân tộc nơi đây. Tiếng cồng chiêng, tiếng hát, những vũ điệu theo cột đâm trâu vang lên thể hiện niềm tin vào vụ mùa bội thu, hăng say lao động trước cuộc sống với bao gian khổ thiên tai, dịch bệnh.

Bức Tường Nước Đray Sap – Đray Nur


Được hình thành bởi sông Sêrêpôk và được tách từ dòng thác Gia Long. Đray Sap – Đray Nur mang trong mình dòng chảy mạnh mẽ,  thuần khiết với những câu chuyện huyền thoại về tình yêu được lưu trữ từ ngàn xưa.
Ảnh: Thác Đray Sap (thác khói)
Thuộc địa phận huyện Krông Nô cách trung tâm Thành phố độ 30km về phía tây. Theo tiếng người dân tộc Ê Đê Đray Sap có nghĩa là thác khói. Thật vậy khi đến với nơi này, từ xa bạn có thể nghe và cảm nhận được tiếng dòng thác chảy ầm ầm vang lên cả một vùng không gian rộng lớn. Vào đến bên trong bạn sẽ thực sự thấy thích thú hơn khi nhìn thấy những dòng nước cuồn cuộn réo rít nhau đổ xuống chân thác bốc lên làn khói nghi ngút, tỏa ra một làn sương trắng muốt. Nhìn dòng chảy mạnh mẽ là thế, lẫy lừng là thế nhưng có biết bao nhiêu câu chuyện tình yêu được cất giữ chốn này:

Ngày xưa thiếu nữ Ê Đê xinh đẹp tên là H’Mi. Nhiều chàng trai giàu có từ khắp buôn làng M’Nông, Ê Đê đến đây cầu hôn nhưng bị nàng cự tuyệt bởi lẽ nàng đã chót yêu thầm chộm nhớ một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ cùng ở chung buôn với nàng. Một hôm, nàng cùng người yêu đi ra rừng ngồi nghỉ trên một tảng đá lớn. Đột nhiên có một con quái vật từ đâu xuất hiện. Đầu nó to như quả núi, mắt nó đỏ như lửa. Từ trên cao, con quái vật lao xuống dùng chiếc miệng ngậm nước sông rồi quật mạnh lên tạo thành một cột nước khổng lồ quét đi về phía hai người. Chàng trai bị bắn ra xa rồi ngất đi. Đến khi tỉnh dậy mới hay người yêu bị con quái vật bắt đi mất. Chàng vô cùng đau khổ, sau đó hóa thành một cây to đâm rễ sâu vào tảng đá. Toàn thân phát ra những tiếng kêu than vãng, nhung nhớ, đau thương.

Chỗ chàng trai bây giờ là rừng cây bên bờ đá, còn chỗ quái vật lao xuống đá lỡ thành thác Đray Sap ngày nay.

Được bao bọc bởi cánh rừng nguyên sinh Nó càng chứng tỏ mình, tạo nên nét riêng, một sự cuốn hút đến lạ kì. Dòng nước cứ nối đuôi nối đuôi nhau chảy không ngừng, nhìn như bức tường nước có vẻ mềm mại uyển chuyển nhưng lại rất mạnh mẽ, hùng vĩ vô cùng.
Ảnh: Cầu treo
Thử cảm nhận đi trên cây cầu treo bắc ngang, Đray Nur chính là một nửa của Đray Sap và nằm bên phía địa phận của tỉnh Đăklăk. Dân bản địa gọi hai ngọn thác này với cái tên thác vợ thác chồng. Dray Nur hình như được ít người biết đến vì nó nằm trong cụm Đray Sap, nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Sêrêpôk chia ra làm hai nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới cách đó không xa.

Đray Nur cũng như Đray Sap nó cũng theo dòng chảy nó cũng giữ lại cho mình bao nhiêu chuyện tình buồn.

Với hai câu chuyện khác nhau vì thế nó mang một nét gì đó bí ẩn mà chưa ai giải đáp được. Chuyện kể rằng:

Ngày xưa có một đôi trai gái ở hai bản khác nhau yêu nhau tha thiết, nhưng hai bản có xung đột với nhau nên tìm mọi cách để ngăn cản. Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa hai bản. Vào một đêm trăng, cả hai đã nhảy xuống sông để chọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nỗi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi của hai tộc.

Một truyền thuyết khác lại kể rằng: Ở phía sau thác nơi được cho là nơi ở của vua Thủy Tề có một đứa con trai tên là Nur, chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú và rất thích chu du ngắm cảnh. Một ngày nọ, nàng gặp hai nàng công chúa, con của vị vua vùng đất mình ngang qua. Hai nàng rất xinh đẹp do vua cha mất sớm nên hai nàng trở nên nghèo khó, phải đào củ mài mà ăn. Thương hai nàng vất vả, chàng theo nàng về nhà, làm phép để thạp gạo trong nhà đầy tràn, và sống hạnh phúc cùng hai nàng. Một thời gian sau, chàng nhớ vua cha, muốn về thủy cung thăm người. Nhưng công chúa, vợ chàng sợ chàng đi sẽ rất lâu, thậm chí không trở về nên tìm đủ mọi cách giữ chàng, một bước không rời. không còn cách nào khác, chàng đành hóa thân thành con dũi vàng, vượt màn nước vào động thăm cha. Người vợ cứ đứng đợi bên ngoài, đợi mãi, đợi mãi vẫn không thấy Nur trở lại. Từ đó người dân gọi ngọn thác này là Đray Nur, nghĩa là con dũi vàng.
Ảnh: Thác Đray nur
Đray Sap – Đray Nur là một trong những ngọn thác lẫy lừng hùng vĩ của Đăklăk. Giữa bạt ngàn Tây nguyên, núi non trùng trùng, điệp điệp, hai ngọn thác mọc lên như biểu tượng đặc trưng cho nơi này. Đây không những là nơi tham quan thắng cảnh mà nó còn là nơi giúp bạn thỏa lòng mình vào đó, hòa mình vào dòng nước chảy để cảm nhận hương vị của thiên nhiên, cái sắc đẹp của đất trời mang lại. 
Ảnh: rừng nguyên sinh
Bạn cũng có thể chọn cách đí picnic, dã ngoại cùng với người thân hay nhũng người bạn để cùng nhau tận hưởng thiên nhiên nơi đây. Với những ai thích những khu rừng nguyên sinh có thể tản bộ theo những con đường mòn để ngắm những gốc cây đại thụ hàng ngàn năm tuổi.

Tìm hiểu lịch sử, văn hóa, con người tây nguyên qua khám phá tp Buôn Ma Thuột

Các địa điểm du lịch trung tâm Tp Buôn Ma Thuột
Tp Buôn Ma Thuột được biết đến như là thủ phủ cafe của tây nguyên, có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều luật tục cổ lâu đời, kiến trúc độc đáo, … rừng núi bazan bạt ngàn, kỳ vĩ.
Ngoài ra, tp BMT còn được biết đến là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của tây nguyên.
Tại trung tâm BMT, cách trung tâm ngã sáu không xa du khách có thể dễ dàng tham quan các điểm du lịch, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, con người nơi đây.

BẢO TÀNG DÂN TỘC DAKLAK

Địa chỉ: 12 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột - Daklak
Cách trung trâm ngã sáu BMT khỏang 1km về hướng nam nằm trong khuôn viên rộng lớn, khu biệt điện của vua Bảo Đại lúc đương vị.

Bảo tàng Daklak nằm trong khuôn viên biệt điện
Được xây dựng năm 2008 với chiều dài 130m, rộng 60m và diện tích sàn 9.000m². Bảo tàng Daklak hiện là bảo tàng lớn nhất khu vực Tây nguyên
kiến trúc bảo tàng
Thiết kế dựa theo kiến trúc độc đáo mô phỏng ngôi nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Ê đê kết hợp với nét kiến trúc hiện đại
Không gian trưng bày trong bảo tàng được chia làm ba phần: đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử với 1.000 hiện vật, ảnh tư liệu và video.
Đa dạng sinh học - màu xanh lá cây: diện tích khoảng 300m², với hơn 200 hiện vật là những tiêu bản động vật được thiết kế và đặt trong tủ kính với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú sống động nhằm giới thiệu về xứ sở cao nguyên Đăk Lăk
Văn hóa học dân tộc - màu nâu đỏ: diện tích trên 700m². Hơn 450 hiện vật trưng bày về các dụng cụ săn voi, sử dụng tới 27 bài viết các loại, 122 ảnh và 12 phim video
Du khách tham quan bảo tàng
Đây cũng là bảo tàng đầu tiên của Việt Nam sử dụng 4 ngôn ngữ trưng bày gồm Anh, Pháp, Việt và tiếng bản địa Êđê

NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT
Địa chỉ: 18 Tân Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột. Cách trung tâm ngã sáu khoảng 2km
Có từ năm 1900 khi buôn ma thuột còn là một nơi rừng thiên nước độc, dân cư thưa thớt, rừng núi hoang vu, mênh mông phủ kính. Được thực dân pháp xây dựng để giam giữ, đày ải các chiến sĩ yêu nước Việt Nam.
Cổng vào nhà Đày BMT
Xây dựng hoàn chỉnh năm 1930 nằm kiên cố trên một mảnh đất hình vuông 40000 m2, tường cao dày bọc xung quanh, khu biệt giam chia thành 6 lao, giam giữu tùy theo mức độ nặng nhẹ. Hiện tại nhà Đày BMT được bảo tồn như một di tích lịch sử và là một điểm tham quan của thành phố
Các lao giam giữ tù chính trị
Đến với nhà đày Buôn Ma Thuột du khách sẽ được tham quan tận mắt chứng kiến chế độ cai trị khắc nghiệt, tàn bạo như địa ngục của bọn Đế quốc, tinh thần bất khuất, kiên cường của chiến sĩ cộng sản không sợ hy sinh, quyết tâm chiến đấu và đã chiến thắng kẻ thù góp phần giải phóng dân tộc
Các chiến sĩ cộng sản bị tra tấn tại nhà đày
Nhà đày Buôn Ma Thuột được công nhận là di tích lịch sử vào năm 1980

CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN (SẮC TỨ KHẢI ĐOAN TỰ)

Địa chỉ: 117 Phan Bội Châu, Phường Thống Nhất, Tp. Buôn Ma Thuột, cách ngã sáu khoảng 2Km
Là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Daklak, do Đoan Huy - Hoàng Thái Hậu (mẹ vua Bảo Đại) cho xây dựng và Nam Phương hoàng hậu trực tiếp quản lý thi công. Tên Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.
Chùa được xây dựng từ 1951 – 1953 bởi sự khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên chùa có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương
Đến đây du khách sẽ được tham quan kết cấu kiến trúc độc đáo theo kiểu chữ "tam", nghĩa là trước cổng là tam quan, giữa là chính điện, sau là nhà hậu tổ.

Cổng Tam Quan hay cổng chính gồm 2 tầng, 3 vòm cửa cao 7m, rộng 10,5m.
Cổng Tam Quan chùa Khải Đoan
Chính điện rộng 320m2 gồm 2 phần, phần trước kiến trúc theo kiểu nhà dài của Tây Nguyên nhưng cột kèo theo thiết kế nhà rường Huế, nửa sau xây theo kiến trúc hiện đại. Chính điện thờ Phật thích ca bằng đồng, bên phải treo quả chuông đồng nặng 380kg do các nghệ nhân kinh thành Huế làm vào tháng 1/1954
Chính điện chùa Khải Đoan
Điện quan âm là tòa lục giác với 6 cột trang trí hình rồng mây được xây tách biệt với bố cục của chùa
Điện quan âm
Đây là một trong những di tích lịch sử hấp dẫn của thành phố Buôn Ma Thuột, ngoài ra chùa Khải Đoan còn là nơi sinh hoạt tôn giáo, tâm linh của người dân nơi đây.

ĐÌNH LẠC GIAO

Địa chỉ: Phan Bội Châu, P. Thống Nhất, Tp. Buôn Ma Thuột, gần chùa Tứ Sắc Khải Đoan.
Được xây dựng lần đầu năm 1928, năm 1932 đình được vua Bảo Đại tu bổ lại và ban Sắc tứ phong Đào Duy Từ làm thành hoàng.
Đình Lạc Giao
Đình Lạc Giao được xây dựng trên diện tích khoảng 700m2 với kết cấu kiến trúc chính gồm:
Chính điện được trang hoàng hai câu đối, hai bên chính điện là hai dãy nhà, bên trái là điện thờ thành hoàng, trong đó có thờ các Linh nam, linh nữ. Phía dãy nhà bên phải là nơi tiếp khách, trưng bày chứng tích
Hậu đình thờ tự Thần Hoàng và những người có công với nước, hai nhà tả và nhà hữu hai bên dùng làm nơi hội họp khi tế lễ, phía trước có cổng tam quan đi vào, sau cổng là bức bình phong có chạm khắc hổ phù, sau nữa là một lư hương lớn
Phía bên ngoài Điện là Bia Lạc Giao được dựng dưới bóng cây râm mát để tưởng nhớ, tri ân của người dân Buôn Ma Thuột đối với sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng vì độc lập tự do của Tổ quốc
Bia Lạc Giao để tưởng nhớ các chiến sĩ cách mạng
Đình lạc giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán của người Việt, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân, thu nhị kỳ… Đây là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Hoàng bản thổ, cụ Phan Hộ vị tiền hiền, người có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao (làng người kinh đầu tiên tại BMT)
Hiện tại đình vẫn giữ được nguyên vẹn các lễ hội, thờ phụng, tưởng niệm diễn ra vào ngày 27/10 âm lịch hàng năm.
Lễ kỷ niệm được tổ chức 27/10 Âm lịch hàng  năm
BUÔN AKÔ ĐHÔNG (Còn gọi là buôn Amarin hay Cô thôn)
Vị trí: nằm về phía bắc, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng trên dưới 2km
Akô Đhông theo tiếng Êđê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó nằm đầu nguồn một con suối lớn Ea nuôl ở Tp BMT.  Được thành lập từ 1966, Ako Dhong xưa kia là rừng hoang vu phủ kín, Ama Rin - người chủ buôn, là một trong những người đầu tiên góp phần khai hóa đất đai, biến rừng hoang thành buôn Ako Dhong hiện nay.
Buôn Ako Dhong
Buôn có diện tích 60 ha, khoảng 50 hộ đồng bào dân tộc Ê đê và còn bảo lưu được 40 nhà dài theo phong cách đặc trưng của buôn làng.
Một ngôi nhà dài của người Êđê trong buôn
Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời còn giữ được nhiều giá trị truyền thống, với những ngôi nhà dài tuổi vài chục năm được làm từ những loại gỗ quý, và những sinh hoạt cộng đồng mang nét đặc trưng của đồng bào các dân tộc Ê đê, Mnông nằm ngay trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột.
Lễ Hội Cồng Chiêng tại buôn
Hiện buôn Cô Thôn vẫn còn lưu giữ được 1 đội cồng chiêng. Khi vào các dịp lễ hội đội Cồng Chiêng sẽ được tập hợp tại nhà già làng và mọi người sẽ được thưởng thức giai điệu ngân vang của tiếng cồng chiêng.
Du khách khi đến với buôn AkoDhong ngoài việc tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nơi đây, còn được giao lưu văn hóa với dân làng, tham gia các luật tục cổ, nhiều lễ hội độc đáo…cùng với dân làng.

LÀNG CAFE TRUNG NGUYÊN

Địa chỉ: 222 Lê Thánh Tông - Tp. Buôn Ma Thuột
Địa điểm du khách không thể không ghé khi đến tp BMT. Hoạt động vào cuối năm 2008. Được công ty café Trung Nguyên thiết kế xây dựng với không gian kiến trúc độc đáo nhằm giới thiệu đến với Việt Nam và thế giới tinh hoa thường thức và chế biến café kết hợp với văn hóa truyền thống dân tộc.
Mặt trước Làng Cafe
Không gian làng cafe
Đến đây du khách có thể được thưởng thức những tách café hảo hạn tại các gian nhà cổ Cherry, Arabica, Robusta. Khám phá quy trình chế biến café với những hạt cafe được chọn lọc từ nguồn nguyên liệu tốt nhất trên thế giới
Nhà cổ Robusta trong khu thưởng thức cafe
Du khách còn được tận mắt chứng kiến và thưởng thức vườn cà phê cổ, cà phê vối được trồng xen kẽ trong không gian của Làng Cà phê
Bộ sưu tập các loại cây cafe
Ngắm hệ thống thác nước, suối, cây cảnh quý hiếm rộng lớn mang đậm phong cách rừng núi bazan. 
Thác nước cũng là sân khấu ngoài trời biểu diễn các chương trình nghệ thuật
Ngoài ra du khách còn được tìm hiểu văn hóa đậm đà bản sắc tây nguyên qua mô hình nhà dài Êđê với khu trưng bày các bộ sưu tập cổ hơn 2000 hiện vật giới thiệu nền công nghiệp chế biến cafe và các công cụ sảr xuất, văn hóa phẩm từ cổ đại đến hiện đại của các tộc người ở Tây Nguyên
Khu trưng bày các bộ sưu tập thiết kế theo nhà Dài của người Êđê
Bộ sưu tập gồm máy xay, máy rang, máy sàng, máy phân loại, máy chiết suất… cà phê của Đức từ năm 1700. Và bộ sưu tập cồng chiêng và các công cụ thiết trong đời sống hàng ngày và sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân Tây Nguyên.
Các vật phẩm quý giá được trưng bày trong nhà dài
Đồng thời khi đên làng Cafe du khách còn được tham quan vòng quanh trung tâm thành phố BMT bằng xe ngựa và mua những món quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa tây nguyên tại khu quà lưu niệm của Trung Nguyên...
daklaktravel24@gmail.com

Hồn của con người Buôn Ma Thuột

Ngã Sáu Buôn Ma Thuột còn được gọi là Ngã Sáu Buôn Mê. Ai một khi đã đến với Buôn Mê đều dừng chân chụp vài bức ảnh để đánh dấu về nơi này. 

Một lễ hội Buôn Mê diễn ra ở trung tâm ngã sáu
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử trên vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, nơi đây là cột mốc đã đánh dấu chiến công lẫy lừng mở đầu cho cuộc tổng tiến công vào miền Nam giải phóng đất nước. Là nơi chứng kiến cuộc sống của người dân qua những thăng trầm lịch sử. Như tục lệ hay một thói quen khi diễn ra bất kì sự kiện nào dù quan trọng hay không, dù lớn hay nhỏ như lễ hội, tiễn hay rước đám mọi người dân ở đây vẫn diễu hành vòng quanh Ngã Sáu.

Hình ảnh Ngã Sáu cũ năm 1990
Chứng kiến bao mất mát, bao thăng trầm lịch sử và sự đi lên đổi mới cuộc sống của người dân nơi này Ngã Sáu bây giờ sừng sững, uy nghiêm là trung tâm mang cái hồn của con người Buôn Ma Thuột vào trong nó.
Hình ảnh ngã sáu Buôn Mê về đêm

Daklak - Hành trình khám phá


Đến với Daklak để cùng khám phá vẻ đẹp huyền bí của dòng sông chảy ngược huyền thoại Serepok uốn quanh đồi núi để tạo nên những dòng thác đẹp kỳ vĩ. Tìm hiểu nền văn hóa đăc sắc với những lễ hội đâm trâu, đua voi, cầu mùa, lễ hội cồng chiêng...độc đáo của người Êđê, Mnông. Và cùng thưởng thức hương vị cafe nổi tiếng bmt, nền ẩm thực phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc tây nguyên…
Just COME ON! And Discover The Amazing Adventures...

 
WELLCOME TO DAKLAK

chodulichdaklak "Come And Travel With Me"


 
http://www.youtube.com/watch?v=iO25aAaI9Rw&feature=youtube_gdata_player

"Come And Travel With Me" Nơi chia sẻ thông tin du lịch tại daklak từ những trải nghiệm thực tế của bạn.

Các địa danh, địa điểm du lịch thú vị tại Daklak.
Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, thuê xe...tốt nhất tại Daklak.
Thông tin sự kiện văn hóa, cafe, ẩm thực, lễ hội, mua sắm, khuyến mãi...

Hãy chia sẻ và giới thiệu cùng chúng tôi những kinh nghiệm du lịch thực tế của bạn tại daklak
xem thêm: http://www.facebook.com/DaklakTravel?ref=hl

Du khách tham gia lễ hội tại huyện Buôn Đôn Daklak

Du khách tham gia diễu hành voi cùng người dân địa phương


Cafe nổi tiếng BMT